Nhận Định Bóng Đá: Dự Báo Tỷ Số Trận Đấu
Bài viết của 123win hôm nay bàn về những cá nhân có thể “sống” bên ngoài hệ thống như Lionel Messi hay Kylian Mbappe. Những ngôi sao này có thể đánh bại được tính tổ chức được thiết kế giữa trên logic của các cỗ máy.
Khả năng vô tận của AI
Vào ngày 12/3/2016, có một sự kiện gây chấn động thế giới: nhà vô địch cờ vây thế giới Lee Sedol, dưới con mắt chứng kiến của hàng trăm CĐV và hàng triệu khán giả truyền hình, đã bị đánh bại bởi một cỗ máy.
Cờ vây, một trò chơi có lịch sử 3.000 năm, được cho là đỉnh cao trí tuệ con người. Hai người đấu với nhau sẽ cố gắng dồn cho đối thủ bị bao vây lãnh thổ, hết “khí” và phải chịu thua. Nó được cho là có số nước đi tiềm năng nhiều hơn bất kỳ trò chơi nào con người từng biết.
Những người chơi cờ vây chuyên nghiệp tập luyện hầu như toàn thời gian từ khi mới 5 tuổi, với sự tập trung cao độ. Cờ vây cũng được xem như một loại hình nghệ thuật đòi hỏi trí thông minh, trực giác và cả trí tưởng tượng ở mức cao, với những nước đi thậm chí được mô tả rằng giống như “những lần chạm của Chúa”.
Nhưng thất bại của nhà vô địch cờ vây vào năm 2016 đã làm con người sửng sốt. Khuôn mặt của Lee buồn bã hơn các thất bại bình thường. Anh bị đánh bại bởi AlphaGo, một máy đánh cờ được thiết kế bắt chước hoạt động của bộ não và hệ thần kinh con người.
AlphaGo được thiết kế tại phòng thí nghiệm AI DeepMind, một công ty con của tập đoàn Google hùng mạnh. Người phát ngôn của DeepMind cho biết đây mới chỉ là khởi đầu: công ty đã tuyển dụng 700 người, trong đó có 400 người trình độ tiến sĩ máy tính. AI có thể sẽ còn đi xa hơn nữa.
Thất bại trong môn cờ vây mang đến sự tổn thương sâu sắc: nó cho thấy rằng trí tưởng tượng, thứ mà con người luôn tự hào, đang bị những cỗ máy đe dọa. Các nước đi, dù biến ảo đến cỡ nào, cũng khó mà vượt qua được khả năng tính toán khủng khiếp của máy tính.
Nor Wiener, một nhà khoa học tiên phong của ngành điều khiển học, thậm chí đã tiên đoán từ lâu rằng về mặt lý thuyết, các hệ thống tự học không chỉ có khả năng bắt chước, mà còn có thể tự tái tạo, và phát triển, độc lập với con người.Nhưng có một môn thể thao và máy tính và các công nghệ vẫn đang đoán sai và không thể nắm bắt được: bóng đá.
Bóng đá, lãnh địa bất khả xâm phạm
Khoảng cách giữa các nền bóng đá ở World Cup đã không còn quá xa, xét trên góc độ tập thể. Saudi Arabia đánh bại được Argentina. Nhật hạ Đức. Ecuador suýt thắng Hà Lan. Đấy là kết quả của kiến thức, khoa học và công nghệ: trình độ chiến thuật, thể lực giữa các đội tuyển đã không còn quá nhiều cách biệt. Máy tính hiện đại đủ sức phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các tập thể, cũng như có thể cho ra những bài tập cải thiện sức mạnh và tính tổ chức của các đội bóng.
Kết thúc hiệp một trận Argentina – Mexico, đội tuyển xứ Tango hoàn toàn bế tắc: đối thủ của họ đã phong tỏa quá tốt mọi đường vào cầu môn, và đặc biệt là bắt Messi rất rát. Đội tuyển Pháp cũng chơi lấn lướt và tạo ra nhiều cơ hội trước Đan Mạch, nhưng “những chú lính chì” vẫn có thể gỡ hòa nhờ một tình huống cố định. Xét về tính tổ chức, họ cũng không tỏ ra quá vượt trội so với đối thủ của mình.
Nhưng hai khoảnh khắc của Messi và Mbappe đã thay đổi tất cả. Tiền đạo người Argentina nhận bóng ở một khu vực chưa hẳn là quá nguy hiểm, nhưng cú đá của anh đã đi gọn gàng vào góc xa như một thứ gì đó quá hiển nhiên. Giống như Messi, Mbappe là biến số khủng khiếp nhất đủ sức xóa tan mọi nỗ lực tổ chức của đội tuyển Đan Mạch: trong các tình huống ghi bàn, anh chỉ cần phối hợp một-hai với thêm một đồng đội nữa, giữa một rừng áo đỏ.
Trong đội hình tuyển Pháp, Mbappe là một ngôi sao “khó chịu”: tại EURO 2020, các nhà phân tích chiến thuật chỉ ra rằng anh là một trong những cầu thủ Pháp lười biếng, không tuân thủ hệ thống và kỷ luật chiến thuật nhất. Đội Argentina, tương tự, từ lâu đã trao cho Messi quyền được thi đấu như bản thân anh mong muốn, bao gồm cả việc… đi bộ dưỡng sinh.
Tỏa sáng bằng những khoảnh khắc
Chúng ta đã nói quá nhiều về đòi hỏi với các cầu thủ ngày nay, từ sự chăm chỉ và ý thức chiến thuật cao. Nhưng có những khoảnh khắc cho thấy rằng trong một thời đại mà các hệ thống và lối chơi tập thể lên ngôi, thì bất kỳ đội bóng nào cũng cần những cá nhân có thể “sống” bên ngoài hệ thống. Những ngôi sao có thể đánh bại được tính tổ chức được thiết kế giữa trên logic của các cỗ máy.
Đêm 26/11, một lần nữa bóng đá lại nhắc nhở chúng ta về sự diệu kỳ của nó, bằng khoảnh khắc của các ngôi sao là linh hồn của môn thể thao này, với trí tưởng tượng và tính cá nhân không thể nắm bắt trước của họ.